Có ai trong các bạn từng một hay nhiều lần thức giấc giữa đêm mà không thể nói hay cử động chân tay được? Đừng lo, không phải chỉ mình bạn gặp phải tình huống này đâu.
Hiện tượng này gọi là “liệt thân khi ngủ” (sleep paralysis), mà dân gian thường gọi là “bóng đè hay “ma đè”, có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, thậm chí có thể lâu hơn và thường xảy ra ngay trước khi bạn sắp chìm vào giấc ngủ hay gần thức giấc.
Nhiều người kể lại rằng họ cảm thấy có sự hiện diện của ai đó rất hung ác, xâu xa, và gây ra nỗi khiếp sợ . Nhiều người có ảo giác nhìn thấy những hình ảnh đáng sợ, nghe thấy tiếng bước chân hay giọng nói. Có người còn có cảm giác bồng bềnh hay thoát ra khỏi cơ thể. Và họ cho rằng đây là một hiện tượng tâm linh.
Trong y học hiện đại, những hiện tượng này được giải thích là ảo giác khi ngủ chập chờn, mơ màng,… Có thể hiểu rằng “bóng đè” là một cơ chế sinh lý bình thường trong não người. Đáng tiếc là mọi người, và ngay cả các chuyên gia sức khoẻ, cũng chưa nắm rõ về căn bệnh này, hay đưa ra các chẩn đoán thiếu chính xác như là căng thẳng thần kinh, thậm chí là tâm thần phân liệt.
Một số người ngại bày tỏ chuyện này vì họ sợ mọi người không tin và cho rằng mình bị tâm thần, nhưng nếu liên tục bị bóng đè sẽ gây khủng hoảng tinh thần thật sự.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng sau khi ngủ, các chất hóa não trong cơ thể bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng khoảng 90 phút sau khi ngủ, lúc này hoạt động của não hết sức kích động, và các giấc mơ đạt mức cao trào. Nếu cơ thể ở trong trạng thái mệt mỏi hay lo lắng về một vấn đề gì đó, trí não của bạn sẽ "ra sức vẽ vời" những kịch bản quái dị nhất trong khi bạn hoàn toàn nằm yên.
"Bóng đè" thường hay xảy ra mỗi khi bạn thay đổi chỗ ngủ trong nhà, đến một nơi quá lạnh hoặc quá nóng. Những chuyến đi xa cũng tiềm ẩn nguy cơ bị "bóng đè", nhất là khi ngủ lại ở một nơi xa lạ, dễ khiến chúng ta sợ hãi.
Như vậy, có thể thấy, "bóng đè" không phải là một bệnh, lại càng không liên quan đến vấn đề mê tín như nhiều người vẫn lầm tưởng. Đây thực chất là một dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), nguyên nhân chủ yếu là căng thẳng tâm lý, lo lắng, do sức ép từ công việc và những nguyên nhân tác động ngoại lai khác như các chất kích thích, rối loạn nhịp tim...
Hiện nay chưa có biện pháp chữa trị triệt để hiện tượng này nên cách hạn chế tốt nhất là tập thể dục, ăn uống điều độ, tránh căng thẳng và tạo thói quen đi ngủ đúng giờ để tránh rối loạn giấc ngủ.
Đăng nhận xét
Đăng nhận xét