quảng cáo
ads
ads
ads

Thành Công = trí tưởng tượng + niềm tin

Tiến sĩ về thành công học Hierapolis nổi tiếng của Mỹ, dựa vào học thuyết “tâm lý tạo nên sự giàu có” của ông mà có được tài sản hàng trăm triệu, đã từng nói: “Những người vừa có ý tưởng vừa có lòng tin đều trở thành những người giàu có”. Và công thức của sự giàu có là: Giàu có = Trí tưởng tượng + Niềm tin.
trí tưởng tượng

não trái, não phải


Điều đó có nghĩa là mọi thành tựu cả về vật chất và tinh thần mà con người đạt được, đều xuất phát từ trí tưởng tượng của con người, và sau đó là dựa vào niềm tin của mình để toàn tâm toàn ý thực hiện nó. Trong lịch sử khoa học kỹ thuật cùng với những điều xưa kia được coi là hoang tưởng, hiện nay đã được lịch sử khoa học chứng nhận. Một trăm năm trước, ý tưởng của nhà khoa học viễn tưởng người Pháp Jules Verne về phi thuyền và tàu ngầm, đều có sự tương tự với pháp minh về máy bay hàng không và tàu ngầm ngày nay, cũng khiến cho chúng ta có những kết luận tương tự như vậy, mặc dù giới hạn duy nhất của nhân loại luôn có quan hệ với trí tưởng tượng. Kết luận này đồng thời còn bao hàm cả một câu hỏi: Tại sao cho đến nay, đại đa số con người lại không vận dụng trí tưởng tượng của mình đến mức đỉnh cao? Đáp án chính là, đại đa số chúng ta, chỉ biết đến sự tồn tại của trí tưởng tượng chứ không hề biết đến phương pháp vận dụng vô hạn của nó.

Chúng ta đều biết rằng, ảnh hưởng của trí tưởng tượng dự báo đối với hiệu quả của việc làm giàu là điều khó có thể diễn tả được. Một quyết sách sai lầm luôn có liên quan đến năng lực dự báo, hơn nữa một dự báo chính xác có thể giúp bạn nhanh chóng có được sự giàu có.

Marek Heinz vốn là nhân viên tập sự của một công ty máy tính, chỉ làm một số nghiên cứu nghiệp dư và không thường xuyên được thu nhận, thế là anh ta tự ra ngoài tìm cơ hội và được một nhà máy phát điện tuyển dụng, với tiền lương là 3 vạn Mác Đức. Công việc của anh ta là làm việc tại một phòng nghiên cứu ngầm của nhà máy, nghiên cứu về hai chiếc máy tính có chức năng tính toán. Năm 1965, anh đã thành công, chế tạo ra chiếc máy tính 820 nhỏ gọn, giá thành thấp. Do máy tính của thời đó đều là loại máy to và nặng, chỉ có những nhà máy lớn mới sử dụng. Do vậy, loại máy tính nhỏ này vừa mới xuất hiện đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều người. Khi được hỏi: Tại sao ông phải chế tạo ra loại máy tính nhỏ này chứ ? Anh ta trả lời: “Đó là do tôi thấy được xu hướng những máy tính nhỏ gọn sẽ được phổ biến, cũng giống như việc nhìn thấy những khoảng trống trên thị trường và từ đó ý thức được tiềm năng to lớn của máy tính nhỏ gọn khi xâm nhập vào các gia đình”.

Trí tưởng tượng về sự giàu có xuất hiện trong đầu anh ta, thậm chí anh ta còn “nhìn thấy” trên mỗi bàn làm việc đều có một chiếc máy tính như thế. Có thể nói, sự kết hợp giữa sự tiên đoán và trí tưởng tượng đã khiến cho anh ta đạt được thành công và trở thành một người giàu có.

Một ngày tháng 3 năm 1975, Philip tình cờ đọc được một mẩu tin trên báo, liền cảm thấy rất hứng thú: Mexico đã phát hiện ra một loại bệnh giống như bệnh dịch. Ông ta liền lập tức liên tưởng tới việc: nếu Mexico thực sự đã phát hiện ra bệnh dịch thì nhất định sẽ lan sang các vùng lân cận như California và Texas, mà từ hai nơi này là nơi cung cấp thịt chủ yếu cho toàn nước Mỹ. Nếu quả thật như vậy, thì giá của các sản phẩm từ thịt sẽ tăng rất cao. Thế là ông lập tức tìm một bác sĩ đến Mexico để tìm hiểu thực tế và tập trung toàn bộ tài sản để mua thịt bò và lợn của các vùng lân cận Mexico và kịp thời chuyển đến miền đông. Quả nhiên, không lâu sau, bệnh dịch đã lan sang một số vùng miền tây nước Mỹ. Chính phủ Mỹ hạ lệnh cấm vận chuyển thực phẩm và gia súc ở nơi này ra ngoài, lúc đó thịt trên thị trường Mỹ thiếu hụt trầm trọng, giá cả tăng vọt. Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, Philip đã kiếm được 9 triệu đôla.

Trong câu chuyện về làm giàu nói trên, ông Philip đã vận dụng niềm tin, đó là việc tình cờ đọc được mẩu tin trên báo và vận dụng tất cả những kiến thức về địa lý của bản thân, để thấy được: Hai vùng lân cận của Mỹ và Mexico là California và Texas là nơi cung cấp thịt bò chủ yếu cho toàn nước Mỹ. Ngoài ra, dựa theo những quy tắc thông thường, khi bệnh dịch đang hoành hành thì chính phủ sẽ hạ lệnh cấm vận chuyển các sản phẩm từ thịt ra bên ngoài là một tất yếu, sẽ khiến cho các sản phẩm từ thịt trên thị trường thiếu hụt, giá cả tăng cao. Nhưng ngoài việc cấm hay không cấm vận chuyển thực phẩm ra bên ngoài, thì điều quyết định là có xảy ra bệnh dịch hay không? Vì vậy, việc Mexico có xảy ra bệnh dịch hay không là tiền đề cho việc thiếu hụt sản phẩm thịt và giá cả tăng cao. Người sáng suốt như ông Philip lập tức cử bác sĩ sang Mexico để kiểm chứng tin tức đó có chính xác không ? Có như vậy, ông ta mới đạt được lợi nhuận cao lên tới 9 triệu đôla Mỹ.

Ví dụ điển hình và thực tế của việc ông Philip vận dụng khả năng dự đoán để làm giàu, trên thị trường cạnh tranh, được gọi là “cơ hội”. Ở xung quanh chúng ta, không phải có rất nhiều người đang oán trách mình là mình thiếu cơ hội hay sao? Vậy thì họ hãy vận dụng trí tưởng tượng của khả năng dự đoán để đừng đánh mất thời cơ. Bởi vì trí tưởng tượng dự đoán của bộ não chúng ta, chỉ khi nào được sử dụng càng nhiều thì chức năng của nó sẽ càng linh hoạt. Cần phải biết rằng, trí tưởng tượng dự đoán có đủ sức mạnh khiến người ta chỉ trong một đêm có thể trở nên giàu có.

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, các phương pháp tưởng tượng được chia làm ba loại, là tưởng tượng logic, tưởng tượng phán đoán và tưởng tượng sáng tạo. Ba loại tưởng tưởng tượng này có thể vận dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau, đều có thể tạo nên con đường đúng đắn dẫn đến sự giàu có.

Nguồn : Petalia

Đăng nhận xét

[facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.