quảng cáo
ads
ads
ads

Trẻ con cũng biết buồn, chán, và thường bất mãn

Nhiều phụ huynh cho rằng, trẻ con đang tuổi ăn tuổi lớn, biết lo nghĩ gì đâu. Song thực tế, không ít trẻ sống trong tâm trạng buồn chán, bất mãn mà cha mẹ vô tình không nhận ra.
Buồn do bức xúc

Các bậc cha mẹ cần lưu ý nếu trẻ có những mong muốn không được thỏa mãn, mà thiếu sự giải thích cặn kẽ, khiến trẻ ấm ức và khi kéo dài lâu ngày, dồn nén trong vô thức sẽ gây ra hành vi sai lạc trẻ không thể kiểm soát được.

Bé Thu Hà (10 tuổi, ngụ quận 2, TP HCM) thổ lộ: “Con buồn nhất là khi cha mẹ đối xử thiếu công bằng giữa hai anh em. Lúc nào cha mẹ cũng đem con so sánh với anh trai rồi khen chê đủ điều. Dù con làm gì tốt đều không được cha mẹ ghi nhận, kể cả khi nỗ lực rất nhiều mới hoàn thành”.
Chị Vân - mẹ bé Thu Hà - khi biết điều đó khá ngạc nhiên và không giấu được sự băn khoăn vì không ngờ cách ứng xử của mình khiến con rơi vào tình cảnh bi quan, bất mãn như thế. Gia đình chị Vân đã trao đổi với chuyên gia tâm lý tìm cách giúp bé Hà có lối sống lạc quan, yêu đời hơn.
Cùng tâm trạng, bé Nhân (13 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM) ấm ức tâm sự: “Con đi học ở lớp chán lắm cô! Cô giáo chủ nhiệm của lớp cứ bênh vực bạn Minh bất kể bạn ấy hành động đúng hay sai. Bạn ấy mắc lỗi gì cô cũng cho qua hết”.
Có thể với nhiều người lớn, do thiếu sự tinh tế hay tư tưởng mặc định trẻ con không biết gì, hay quên... nên trong hành xử chưa thật sự cẩn trọng, vô tình để lại những tổn thương trong lòng con trẻ.

Vì sao trẻ bi quan, bất mãn?
Hằng ngày trẻ tiếp nhận nhiều vấn đề trong cuộc sống nhưng lại thiếu hiểu biết và kinh nghiệm để giải quyết, vì thế trẻ rất băn khoăn, lo lắng.
Nhất là khi trẻ chứng kiến những điều tiêu cực trong xã hội (như hiện tượng xin - cho điểm ở lớp học, bạn bè đánh nhau...), trẻ không tin tưởng vào bản thân, vào tương lai tốt đẹp nên dễ nảy sinh tâm lý bi quan, bất mãn.
Sự kết nối cuộc sống của trẻ với gia đình rất quan trọng, nhưng nếu mất niềm tin vào cha mẹ, hoặc bị người lớn phủ nhận kết quả, đối xử không công bằng... sẽ khiến trẻ buồn phiền và chán nản.
Trẻ thường muốn thể hiện mình, muốn mọi người biết mình đã lớn. Song, cha mẹ hầu hết lại muốn bao bọc, che chở con.
Hai điều đó mâu thuẫn nhau, nếu cha mẹ giải quyết xung đột đó không khéo léo, không lắng nghe ý kiến của con sẽ khiến trẻ buồn chán và muốn buông xuôi tất cả.
Hay khi trẻ đang lên tinh thần hừng hực chuẩn bị cho một công việc gì đó mà bị sự ngăn cấm của gia đình (một cách thiếu căn cứ), trẻ sẽ thấy bị kìm hãm, trói buộc, “không có đất dụng võ” khiến trẻ hụt hẫng, thất vọng, thờ ơ, bất hợp tác trước những tác động từ phía gia đình.
Tương tự, ở trường trẻ cũng gặp phải những tình huống gây ức chế, hậm hực, khó chịu khi (tự nhận thấy) mình... có năng lực mà không được thầy cô đánh giá đúng khả năng. Song, thực tế việc trẻ tự đánh giá mình không phải lúc nào cũng đúng.
Lúc đó, cảm giác bị “dìm” hoặc bị “đì” làm trẻ cảm thấy khổ sở và thấy bức bối với mọi thứ: những giờ thầy cô lên lớp, bài tập về nhà... Đối với nguyên nhân này, cha mẹ cần tế nhị giúp trẻ tự nhận thức và đánh giá đúng bản thân.

Giúp con biết sống lạc quan, yêu đời
Với những trường hợp trẻ buồn do thiếu kinh nghiệm sống, cha mẹ cần đồng hành, tạo cho trẻ một điểm tựa tinh thần vững chắc. Với những hiện tượng tiêu cực của xã hội, cha mẹ cần chỉ cho trẻ thấy đó là mặt trái của xã hội, nhưng không vì thế từ bỏ hi vọng vào những điều tốt đẹp.
Các bậc cha mẹ, thầy cô cần hiểu trẻ thơ không chỉ “biết ăn, biết ngủ” không thôi. Trẻ cũng suy nghĩ, đắn đo tìm lời giải thích khi có những mong muốn không được thỏa mãn.
Hoặc trẻ rất phân vân không biết vì sao cùng trang lứa mà bạn kia muốn gì được nấy, còn mình bị cấm đoán. Cha mẹ nên lắng nghe và giúp con thỏa mãn những nhu cầu hợp lý, vừa sức. Khi cấm đoán, cha mẹ cần có lời giải thích rõ ràng.
Trong cuộc sống không có ai toàn diện, ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Do đó các bậc phụ huynh cần khuyến khích trẻ đừng tự ti và bi quan khi chỉ nhìn thấy hạn chế của bản thân.
Khi nào trẻ quá buồn chán, có thể kể lại cho trẻ những thành
Theo:Tuổi trẻ online

Đăng nhận xét

[facebook]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.