VNTAMSU.COM Khi phải đối mặt với một quyết định khó khăn, trong nhiều trường hợp, lắng nghe linh tính của bạn là lựa chọn đúng đắn.
Tôi không xem mắc lỗi là điều tồi tệ, bởi tôi đã học được nhiều thứ hữu ích từ nó hơn là từ những thành công của tôi. Nếu bạn biết rút kinh nghiệm từ lỗi lầm, thực sự chúng sẽ có ích cho bạn. Tôi luôn muốn nghĩ về nó như những bài học cần thiết.
Rút kinh nghiệm từ lỗi lầm để mắc ít lỗi hơn, hãy vận dụng 5 mẹo sau đây để làm điều đó:
1.Tin vào linh tính của mình
Trong nhiều năm, tôi đã học cách tin tưởng vào bản năng của mình, bởi nó gần như luôn luôn đúng. Nếu có điều gì đó dường như không ổn, không tốt, đó có thể là dấu hiệu cho tôi để đề phòng. Nhưng đừng quá để ý vào những gì khiến bạn lo lắng, thực ra bạn biết nhiều hơn điều bạn nghĩ là bạn có thể làm được đấy. Nếu có con gì đó trông giống con vịt và đi như con vịt – thì đó chính là con vịt đấy.
2. Dành thời gian để ra quyết định
Ra quyết định vội vàng là nguyên nhân cho hầu hết mọi thất bại của tôi. Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc đàm phán. Nếu đối phương muốn bạn ra quyết định nhanh chóng – vì bất cứ lý do gì – hãy xem điều đó như một cảnh báo. Ra quyết định tốt luôn cần thời gian. Dường như luôn có lý do cho sự vội vàng. Đối tác có thể không muốn mua nữa. Một quyết định tốt yêu cầu có tầm nhìn bao quát, và điều đó chỉ đến cùng với thời gian. Chờ một chút đâu có sao.
3. Đừng lãng phí thời gian vào những người vô bổ
Cố gắng thuyết phục đối tác làm điều gì đó là nguồn cơn cho những sai lầm trong sự nghiệp của tôi. Suốt một thời gian, tôi bán các phát minh của mình. Tôi học được cách nếu tôi có thể bán quả táo với những biến thể khác nhau, tôi sẽ có nhiều người mua hơn. Tôi đã mất quá nhiều thời gian để chia sẻ cho người khác về các ý tưởng của mình. Sự thật là hầu hết mọi người không sẵn lòng đón lấy cơ hội nằm ngoài vùng an toàn của họ. Quá khó khăn để bán – ngay cả nếu bạn có một ý tưởng tốt.
4. Cần phải nhận thức được có những thứ không cần thiết, dù bây giờ bạn rất muốn chúng
Tôi đã bớt hiếu thắng hơn trước kia, đó là điều tốt. Trước đây, khi có gì đó không như ý, tôi không cho mình cơ hội thỏa hiệp. Tôi cho rằng thế là hay, song giờ thì tôi không nghĩ như vậy. Tôi đã biết cách chấp nhận thực tại nhiều hơn. 10 lần, thì 9 lần, tôi vui vẻ chấp nhận khi bị mất mát thứ gì đó. Khi nhìn lại, tôi nhận ra rằng mọi thứ tốt hơn tôi nghĩ. Nếu bạn quá nóng lòng, mọi lúc mọi nơi, bạn sẽ phải hối tiếc đấy. Tất nhiên, có một ranh giới giữa vội vàng, hiếu thắng và đầu hàng một cách dễ dàng. Cái gì cũng cần có thời gian để định hướng.
5. Nhấc điện thoại lên
Sai lầm trong giao tiếp thường dễ dàng xảy ra qua giao dịch email. Nếu bạn thấy nghi ngờ, hãy cầm điện thoại lên. Email là một hình thức truyền thông hiện đại và rất hiệu quả, nhưng đôi khi nó cũng gây ra sự hiểu sai diễn đạt. Trước hết, hãy cố gắng trình bày rõ ràng nhất có thể, dù lúc đó bạn đang vội, và nhớ đọc lại trước khi gửi. Nếu bạn cảm nhận được về một cuộc xung đột sắp nổ ra, hãy nhấc điện thoại lên và nói về điều đó. Không tốn quá nhiều thời gian của bạn mà rất nhiều vấn đề có thể tránh được theo cách này. Các mối quan hệ được xây dựng thông qua những cuộc đối thoại chủ động và linh hoạt. Vậy nên nếu được, dành thời gian nhấc điện thoại, hay tốt hơn, gặp trực tiếp họ.
Một sai lầm chỉ thực sự là sai lầm nếu bạn cứ tiếp tục mắc nó. Bạn đang để cơ hội sửa chữa sai lầm trôi qua và đừng để điều này xảy ra.
Theo: Lặng Nhìn Cuộc Sống
Đăng nhận xét
Đăng nhận xét