Những tháng ngày sinh viên
Tập 3: Chuyện năm 4
Năm 4 ĐH, mình theo chân cô bạn xinh đẹp và lanh lợi cùng lớp tên V.A đi làm tele-sales, hoặc tele-marketer, tức bán hàng qua điện thoại. Lương ít nhưng chủ yếu là mình học giao tiếp, gọi điện thoại luôn là kỹ năng cơ bản để làm bất cứ công việc văn phòng nào. Nghề tele-sales là bước đệm cực kỳ quan trọng để có thể tự tin nói chuyện với đủ loại người, đủ hạng người hỉ nộ ái ố Tony gặp sau này. Nếu một người xa lạ họ chịu tiếp mình qua điện thoại, thì coi như thành công.
Nhờ những ngày tháng đó, kỹ năng nói qua điện thoại của Tony giờ rất cao thủ, ai nghe mà không hồn xiêu phách lạc mới lạ. Ngày nào cũng gọi mấy chục cuộc, vui lắm. Các bạn sinh viên nên làm tele-sales để tăng cơ hội va chạm, trải nghiệm, kỹ năng ăn nói.....mà còn được tiền, chả mất gì cả. Cứ mạnh dạn làm đi. Có khi gọi 100 cuộc mà chỉ có 1 cuộc có nhu cầu, 99 còn lại thì thôi đủ kiểu, nói nhẹ nhàng từ chối cũng có, la hét chửi bới cũng có, cúp cái rụp cũng có...nhưng đều nên xem đó là cơ hội được trải nghiệm, sinh viên mà, sợ gì, tự ái làm cái gì, vì có cái gì đâu mà tự ái với sũy diện? Có ai biết mình là ai.
Giờ nghe các bạn gọi điện đến tiếp thị bảo hiểm hay sàn vàng, đất đai, chào hàng cái gì đó...Tony đều nhẹ nhàng từ chối, rằng cám ơn em anh không có nhu cầu em nhé. Mình hiểu lắm cảm giác bị tổn thương khi ai đó quát nạt một đứa trẻ những câu như là gọi gì gọi hoài vậy, mày có tin là tao qua công ty mày đập phát chết mày không, thậm chí 1 tràng toàn tiếng đan mạch. Cũng vì công việc, vì công ty họ bắt làm, cũng vì kiếm chút tiền, kiếm miếng cơm no bụng cả thôi. Nạt nộ khinh khi người ta chi tội nghiệp vậy. Nhiều ông sếp ông chủ kỳ lắm, ép nhân viên mình gọi thôi là gọi để bán hàng, nhưng ai đó gọi tiếp thị ông cái gì là ông bực bội chửi mắng om sòm. Thôi thì cũng kệ, phông văn hoá khác nhau, người thế này thế khác thì xã hội mới thú vị.
Độc giả TnBS nếu có bị gọi nhiều quá thì cũng đừng có nặng lời với các bạn tele-sales nhé, coi như đó là giọng nói của Tony lúc 20 tuổi đi. Hồi đó, Tony về vắt tay lên trán suy nghĩ, cũng buồn, cũng thấy tự ái, nói thôi chắc nghỉ. Nhưng nghĩ lại, vài bữa tốt nghiệp xong, mình sẽ vào làm chỗ công ty đa quốc gia vì mình giỏi ngoại ngữ mà, lỡ bị bắt ngồi máy tính suốt ngày (phân tích số liệu chẳng hạn), thì chẳng còn có cơ hội được nghe những lời đủ cung bậc cảm xúc như vậy nữa. Thế là sáng hôm sau khi lên văn phòng, pha cốc cà phê nước nóng thật loãng để trước mặt, lòng lại vui, lại lạc quan và cầm điện thoại lên gọi khí thế.
Những năm 90, chủ yếu là điện thoại bàn. Muốn tra thông tin về số ĐT hay tên chủ thuê bao thì có thể gọi 108 (tốn tiền) hay 116 (miễn phí). Nhớ kỷ niệm lần đầu làm tele-sales. Mất cả tháng đào tạo, vừa xong 1 cái là mình nhanh nhẹn lao ra chỗ ngồi làm việc thực tập liền. Bấm 116, bên kia đầu dây vang lên 1 giọng nữ. Mình lanh lẹ hỏi "chào chị. Chị ơi giúp em số điện thoại của nhà hàng X, địa chỉ 111/222 Lê Văn Sĩ được không ạ?" Bên kia đầu dây trả lời tỉnh bơ "tui không biết". Mình lặp lại yêu cầu, nhưng chị nói tui không biết cậu ơi. Mình bắt đầu mất kiên nhẫn "chị nói gì kỳ vậy, nhiệm vụ của chị là cung cấp thông tin này cho tôi chứ. Chị nói tui thiệt là không biết mà”. Cái Tony giận dữ liền “tôi không hài lòng về cách trả lời của chị. Chị tên là gì vậy, tôi sẽ nói chuyện với giám đốc của chị". Chị nói "mà cậu là ai, ở đâu vậy". Cái mình thơ ngây khai liền, nói em là Nguyễn Văn Tèo, gọi đến từ khách sạn Hello Saigon.
Chị ấy hỏi em làm ở bộ phận nào, dạ nói em làm kinh doanh ở đây, chị có biết khách sạn Hello Saigon là khách sạn 4 sao rất lớn không. Cái chị ấy nói, Tèo ơi là Tèo, chị Tâm nè, giám đốc kinh doanh ở đây nè. Em gọi 116 phải bấm số 9 đầu mới thoát ra được, còn 116 là số nội bộ của khách sạn, là số máy nhánh của chị.
Chị ấy hỏi em làm ở bộ phận nào, dạ nói em làm kinh doanh ở đây, chị có biết khách sạn Hello Saigon là khách sạn 4 sao rất lớn không. Cái chị ấy nói, Tèo ơi là Tèo, chị Tâm nè, giám đốc kinh doanh ở đây nè. Em gọi 116 phải bấm số 9 đầu mới thoát ra được, còn 116 là số nội bộ của khách sạn, là số máy nhánh của chị.
Trời ơi, chị Tâm là người mới tuyển mình vô làm mà, mới đào tạo nhóm mình xong. Tự thấy mình ngáo ngơ thấy ớn, thôi chạy vô xin lỗi, nói dạ chị ơi, em sai rồi, em đã ghi lỗi này vào sổ và hứa sẽ không bao giờ lặp lại nữa ạ. Mình đứng trước mặt chị, gãi đầu ngượng nghịu, tay chân lóng ngóng vụng về. Chị cười nói, thực tập sinh chỉ là một đứa trẻ con đang tập làm người lớn, nếu có sai thì phải hướng dẫn và bỏ qua. Những năm 20, người ta được phép sai lầm vì nhiệt tình quá.
Chị ấy còn khen sinh viên trường ĐH Cà Mau tụi em sao thiệt thà dễ thương quá vậy. Và nói, để chị đề nghị kế toán mai tăng lương cho em và V.A nghen. Cái mình nói Dạ (còn tiếp)
Theo: Tony Buổi Sáng
Đăng nhận xét
Đăng nhận xét