Có một câu chuyện như thế này:
Giáo sư bắt đầu bài giảng của mình bằng việc cầm một chiếc cốc có chứa một ít nước trên tay và hỏi học sinh.
“Các bạn nghĩ cốc nước này nặng bao nhiêu?”.
Giáo sư bắt đầu bài giảng của mình bằng việc cầm một chiếc cốc có chứa một ít nước trên tay và hỏi học sinh.
“Các bạn nghĩ cốc nước này nặng bao nhiêu?”.
“50 gam”…”100gam”….”125 gam” là các câu trả lời được đưa ra.
Giáo sư hóm hỉnh: “Tôi thật sự cũng không biết chiếc cốc này nặng bao nhiêu, trừ phi các bạn đưa cho tôi một cái cân. Nhưng vấn đề đặt ra là: Sẽ có chuyện gì xảy ra nếu tôi giữ chiếc cốc này trong vòng vài phút?”
“Không có gì, thưa thầy”, cả lớp đồng thanh.
“Vậy nếu tôi giữ trong vòng một giờ?”
“Thầy sẽ cảm thấy mỏi tay”, một học sinh trả lời.
“Đúng vậy, bây giờ, nếu tôi giữ ly nước liên tục cả ngày thì sao?”
” Tay thầy sẽ bị tê cứng, cơ bắp có thể bị co quắp, thậm chí thầy có thể bị liệt và chắc chắn là phải vào bệnh viện”, một học sinh khác trả lời, cả lớp cười ầm lên.
“Tốt lắm. Nhưng trong suốt quá trình tôi cầm, sức nặng của cốc nước có thay đổi không?”
“Thưa thầy, không ạ”.
“Vậy đâu là nguyên nhân khiến cánh tay tôi mỏi?”
Các học sinh nhìn nhau bối rối.
“Vậy tôi phải làm gì để thoát khỏi cơn đau nhức này bây giờ?”.
“Thầy phải đặt cốc nước xuống thưa thầy” một học sinh lên tiếng.
“Chính xác!” giáo sư mỉm cười
Trong lòng ai mà không có những mối bận tâm,nghi vấn hay lo toan. Không cần biết nặng nhẹ bao nhiêu nhưng mang chúng bên mình chắc chắn là mệt mỏi,và khi đó tốt nhất là nên buông bỏ. Việc từ bỏ gánh nặng này chắc ai cũng hiểu nhưng mấy khi làm được vì có những chuyện lí trí không thắng nổi trái tim,kiểu như là thà miệt mài trong nổi buồn còn hơn là một ngày thức dậy thấy lòng bình lặng quá,vô lo quá mà đâm ra trống trải,không biết mình nên hướng về đâu.
Vậy đấy,đâu phải ai cũng muốn cuộc sống vô ưu.
Nếu cốc nước kia ở trong lớp học nơi có rất nhiều cốc nước,bỏ cốc này thì còn cốc khác. Còn ví dụ như trong hoang mạc,chỉ còn cốc nước cuối cùng mà chặng đường còn xa xôi thì dù mệt mỏi rã rời vẫn chẳng dám buông,vì biết đâu còn có những thứ còn đáng sợ hơn...vì không còn lựa chọn nào khác. Nhưng nếu cốc hết nước thì chẳng còn giá trị gì nữa!
Theo: Facebook
Giáo sư hóm hỉnh: “Tôi thật sự cũng không biết chiếc cốc này nặng bao nhiêu, trừ phi các bạn đưa cho tôi một cái cân. Nhưng vấn đề đặt ra là: Sẽ có chuyện gì xảy ra nếu tôi giữ chiếc cốc này trong vòng vài phút?”
“Không có gì, thưa thầy”, cả lớp đồng thanh.
“Vậy nếu tôi giữ trong vòng một giờ?”
“Thầy sẽ cảm thấy mỏi tay”, một học sinh trả lời.
“Đúng vậy, bây giờ, nếu tôi giữ ly nước liên tục cả ngày thì sao?”
” Tay thầy sẽ bị tê cứng, cơ bắp có thể bị co quắp, thậm chí thầy có thể bị liệt và chắc chắn là phải vào bệnh viện”, một học sinh khác trả lời, cả lớp cười ầm lên.
“Tốt lắm. Nhưng trong suốt quá trình tôi cầm, sức nặng của cốc nước có thay đổi không?”
“Thưa thầy, không ạ”.
“Vậy đâu là nguyên nhân khiến cánh tay tôi mỏi?”
Các học sinh nhìn nhau bối rối.
“Vậy tôi phải làm gì để thoát khỏi cơn đau nhức này bây giờ?”.
“Thầy phải đặt cốc nước xuống thưa thầy” một học sinh lên tiếng.
“Chính xác!” giáo sư mỉm cười
Trong lòng ai mà không có những mối bận tâm,nghi vấn hay lo toan. Không cần biết nặng nhẹ bao nhiêu nhưng mang chúng bên mình chắc chắn là mệt mỏi,và khi đó tốt nhất là nên buông bỏ. Việc từ bỏ gánh nặng này chắc ai cũng hiểu nhưng mấy khi làm được vì có những chuyện lí trí không thắng nổi trái tim,kiểu như là thà miệt mài trong nổi buồn còn hơn là một ngày thức dậy thấy lòng bình lặng quá,vô lo quá mà đâm ra trống trải,không biết mình nên hướng về đâu.
Vậy đấy,đâu phải ai cũng muốn cuộc sống vô ưu.
Nếu cốc nước kia ở trong lớp học nơi có rất nhiều cốc nước,bỏ cốc này thì còn cốc khác. Còn ví dụ như trong hoang mạc,chỉ còn cốc nước cuối cùng mà chặng đường còn xa xôi thì dù mệt mỏi rã rời vẫn chẳng dám buông,vì biết đâu còn có những thứ còn đáng sợ hơn...vì không còn lựa chọn nào khác. Nhưng nếu cốc hết nước thì chẳng còn giá trị gì nữa!
Theo: Facebook
Đăng nhận xét
Đăng nhận xét